Sự phát triển mạnh của thị trường tiền điện tử và tác động của nó đối với ngành thương mại toàn cầu đã thu hút sự chú ý của những nhà đầu tư cá nhân, những nhà đầu cơ và những tổ chức khác nhau nhằm mục đích sinh lời. Đi đôi với sự tăng trưởng mạnh là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi. Sau đây dấu hiệu để phát một dự án lừa đảo crypto bạn cần phải nắm rõ để biết cách phòng tránh tốt nhất.
Tóm tắt nội dung
- 1 Lừa đảo crypto là gì?
- 2 Dấu hiệu để phát một dự án lừa đảo crypto bạn cần phải nắm rõ
- 3 Báo cáo nếu bạn phát hiện một dự án lừa đảo crypto như thế nào?
Lừa đảo crypto là gì?
Lừa đảo hay còn gọi “Scam” dùng để mô tả việc một người, hoặc một tổ chức nào đó thực hiện những hành vi bất chính nhằm chiếm đoạt tiền/tài sản của người khác.
Khi thị trường crypto ngày càng trưởng thành và lớn mạnh, thì những kẻ lừa đảo crypto cũng ngày càng tinh vi hơn rất nhiều. Thay vì thực hiện những vụ scam lộ liễu, scammer thường dùng những kĩ thuật phức tạp hơn nhiều nhằm để moi tiền từ ví của các bạn bằng cách sử dụng tiền điện tử.
Dấu hiệu để phát một dự án lừa đảo crypto bạn cần phải nắm rõ
Một dấu hiệu chắc chắn của một trò lừa đảo là bất kỳ ai nói rằng bạn cần phải thanh toán bằng tiền điện tử. Trên thực tế, có ai đó bảo bạn thanh toán tiền bằng chuyển khoản ngân hàng, thẻ quà tặng hay tiền điện tử đều là kẻ lừa đảo. Tất nhiên, khi mà bạn trả tiền thì hầu như không có cách nào để lấy lại số tiền đó. Đó chính là những gì những kẻ lừa đảo đang dựa vào. Dưới đây là dấu hiệu để phát một dự án lừa đảo crypto cần lưu ý.
Hack là dấu hiệu để phát một dự án lừa đảo crypto
Đây là dấu hiệu để phát được một dự án lừa đảo crypto rất phổ biến hiện nay, nó thường được thực hiện bằng cách kẻ lừa đảo sẽ gửi một đường liên kết quảng cáo hay giả mạo những sàn giao dịch nổi tiếng, những dự án nổi tiếng và yêu cầu bạn đăng nhập vào ví tiền điện tử/tài khoản cá nhân và xác minh thông tin. Khi các bạn truy cập vào liên kết này thì trang web sẽ ghi lại các thông tin của bạn như tên truy cập, mật khẩu và dùng để gian lận sau đó.
Trang web giả mạo là dấu hiệu một dự án lừa đảo crypto
Những kẻ lừa đảo đôi khi tạo ra các nền tảng giao dịch tiền điện tử giả hoặc các phiên bản giả mạo của ví tiền điện tử chính thức để lừa những nạn nhân không nghi ngờ. Các trang web giả mạo này thường có tên miền tương tự nhưng hơi khác so với các trang web mà chúng cố gắng bắt chước. Chúng trông rất giống với các trang web hợp pháp nên rất khó để phân biệt. Các trang web tiền điện tử giả thường hoạt động theo một trong hai cách:
Là các trang lừa đảo : Tất cả các chi tiết bạn nhập, chẳng hạn như mật khẩu và cụm từ khôi phục ví tiền điện tử của bạn và các thông tin tài chính khác, đều nằm trong tay những kẻ lừa đảo.
Như hành vi trộm cắp đơn giản: Ban đầu, trang web có thể cho phép bạn rút một số tiền nhỏ. Khi các khoản đầu tư của bạn có vẻ hoạt động tốt, bạn có thể đầu tư nhiều tiền hơn vào trang web. Tuy nhiên, khi bạn muốn rút tiền sau đó, trang web sẽ tắt hoặc từ chối yêu cầu.
Scam Airdrop là dấu hiệu một dự án lừa đảo crypto
Scam Airdrop là một dấu hiệu để phát một dự án lừa đảo crypto, dựa trên việc tạo ra một token scam và gửi tặng nó đến tài khoản người sử dụng hay giả mạo thông tin của những dự án/nhân vật nổi tiếng trong thế giới tiền ảo để cung cấp quà tặng là các token. Tuy nhiên, trên thực chất đây chỉ là giả mạo nhằm để lấy được tiền hay thông tin cá nhân của bạn mà thôi.
Chúng ta hãy lấy CORBIT làm ví dụ về một scam airdrop điển hình. CORBIT được quảng cáo đây là một sàn giao dịch tiền điện tử mới, phi tập trung với mức phí vô cùng thấp. Bạn có thể tham gia airdrop bằng cách đăng ký những kênh Telegram và Twitter của họ. Sau đó, cứ mỗi người tham gia sẽ nhận được 30 token trị giá khoảng $6.
Trong vòng chưa đầy một tuần, hơn 80.000 người đã tham gia cộng đồng CORBIT. Nếu các bạn xem trang web của họ khi đó, các bạn sẽ thấy những cảnh báo chỉ ra đây là một dự án scam: whitepaper chưa hoàn thành và thiếu các thông tin của team phát triển.
Sau đó, chỉ qua một đêm thì toàn bộ dự án CORBIT, bao gồm cả kênh Telegram, trang web và những trang mạng xã hội của họ đã biến mất.
Scam thông qua các đợt ICO là dấu hiệu một dự án lừa đảo crypto
Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ blockchain, ICO trở thành phương pháp gọi vốn vô cùng đơn giản và tiết kiệm chi phí cho những dự án mới.
Tuy nhiên, ICO cũng tạo ra khá nhiều cơ hội lừa đảo hơn. Theo như một báo cáo vào đầu năm 2021, trong tổng số 1.014 dự án gọi vốn thông qua ICO, có đến 576 dự án được xác định là scam với tổng thiệt hại ước tính lên tới $10.12 tỷ.
Hiện có hai hình thức ICO scam phổ biến.
Hình thức đầu tiên phải kể đến chính là dự án tung ra một đồng coin scam thực sự, thu hút nhiều nhà đầu tư bằng cách “vẽ” ra một whitelist vô cùng hấp dẫn, sở hữu một team dev đầy kinh nghiệm hay roadmap dài hơi hòng tạo ra một viễn cảnh tăng trưởng trong tương lai với chỉ số ROI rất là ấn tượng.
Sau khi đã tạo dựng được niềm tin tuyệt đối với những nhà đầu tư, thì dòng tiền sẽ đổ về dự án đó thì Bùm! Chính lúc này team dự án sẽ biến mất với toàn bộ số vốn của các nhà đầu tư.
Hình thức thứ hai, kẻ lừa đảo sẽ tạo ra một trang web hoặc tài khoản mạng xã hội giả mạo với các thông tin trùng khớp với 1 đợt ICO thật sự đang diễn ra và chào mời những nhà đầu tư. Với một số nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm hoặc các bạn không kiểm tra kỹ thông tin, họ sẽ tham gia ICO thông qua những trang web giả mạo đó, lúc này bạn sẽ mất hết tiền cho kẻ lừa đảo mà không nhận được đồng token nào cả.
Cũng vào năm 2017, theo số liệu báo cáo của Coindesk, một nhóm scammer đã sử dụng thủ đoạn tương tự đối với những nhà đầu tư đang tìm cách mua token mới do công ty Kik tung ra. Chỉ trong khoảng 40 phút, nhóm lừa đảo này đã thu về hơn $20 triệu.
Mô hình Ponzi
Mô hình Ponzi hay mô hình kim tự tháp, đều là các hình thức đa cấp biến tướng. Trong đó, những người tham gia trước sẽ tìm cách lôi kéo, dụ dỗ những người mới tham gia vào đầu tư. Bản chất của mô hình này chính là dùng tiền huy động được từ những người tham gia sau nhằm để trả lợi nhuận cho người tham gia trước.
Cách mô hình Ponzi hoạt động
Người giới thiệu thông thường sẽ đem ra một bản cam kết trả lợi tức cao cho người được giới thiệu, đồng thời cũng đưa ra các tấm gương đã từng nhận được lợi tức cao trước đây nhằm để hấp dẫn họ. Những người đến sau này, sau khi bị hấp dẫn bởi lợi tức cao sẽ lập tức bỏ tiền vào đầu tư và tiếp tục giới thiệu dự án lại cho những người mới.
Đến một lúc khoảng thời gian nào đó, khi những người đứng đầu dự án nhận thấy đã gom đủ tiền từ những nhà đầu tư và không thể tiếp tục kêu gọi người mới vào mạng lưới được nữa thì mô hình Ponzi sẽ sụp đổ hoàn toàn.
Mô hình Ponzi khét tiếng nhất trong lịch sử tiền điện tử phải kể đến chính là Bitconnect. Đây là một sàn cho vay tiền ảo sinh lãi được cung cấp bởi một công ty có tên gọi là Bitconnect LTD, nó sở hữu token riêng và tập trung vào việc kiếm được lợi nhuận lớn càng nhanh càng tốt.
Bitconnect đã duy trì hoạt động trong một năm, cho đến khi nó bất ngờ nhận được lệnh dừng khẩn cấp của Ủy ban Chứng khoán Texas liên quan đến việc gian lận và lừa đảo. Sàn giao dịch này đã ngừng vào ngày 17/1/2018, điều này đã khiến cho rất nhiều nhà đầu tư không thể rút tiền về và hoàn toàn trắng tay.
Nhận tín hiệu giao dịch
Trong lừa đảo tín hiệu trading, kẻ lừa đảo thường yêu cầu người theo dõi tham gia những kênh/nhóm Telegram hoặc Discord để nhận được tín hiệu giao dịch. Để tham gia vào những nhóm đó thì bạn cần phải trả một khoản phí. Trên thực tế, việc lừa đảo ở chỗ những tín hiệu và những nhóm cung cấp tín hiệu giao dịch này hoàn toàn không có giá trị.
Scammer thường sẽ thực hiện với số lượng nhóm vô cùng lớn. Trong 50% số group, họ sẽ dự đoán giá đồng coin nào đó sẽ đi lên. Trong một nửa số group còn lại, họ sẽ nói là giá coin đó đi có dấu hiệu giảm xuống. Chính vì sự biến động của giá coin, giá có thể đi lên hoặc đi xuống trên thị trường.
Dựa vào kết quả thực tế, scammer chọn những group có kết quả đúng rồi tiếp tục lặp lại những bước trên. Nó sẽ lặp lại cho đến khi chỉ còn một vài nhóm nhỏ với kết quả dự đoán chính xác qua những bước trên. Lúc này, scammer sẽ thông báo không cho tín hiệu nữa và bạn phải gia nhập vào các nhóm VIP, VVIP hơn nhằm để tiếp tục nhận tín hiệu với mức giá cắt cổ.
Những người đã bị phụ thuộc hoàn toàn vào tín hiệu của scammer sẽ buộc phải tham gia nhóm mới và phải trả phí để được gia nhập vào nhóm đó. Một khi nó đã được nhận tiền của bạn, thì “năng lực dự đoán” của những kẻ này sẽ biến mất.
Báo cáo nếu bạn phát hiện một dự án lừa đảo crypto như thế nào?
Nếu bạn phát hiện bất kỳ một dấu hiệu cảnh báo nào trong số này, hãy cảnh giác. Có thể thì ít nhất bạn hãy nghiên cứu công ty và tiền điện tử trước khi bạn đầu tư. Bên cạnh đó, bạn hãy thử tìm kiếm tên của công ty cùng với những từ như “lừa đảo”, “khiếu nại” hoặc “đánh giá” để tìm hiểu các trải nghiệm mà người khác đang báo cáo.
Nếu như mà bạn đã mất tiền vào một vụ lừa đảo tiền điện tử, thì cơ hội để khôi phục lại nó là rất nhỏ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể giúp ngăn chặn những kẻ lừa đảo làm hại bất kỳ ai khác bằng cách báo cáo tội phạm.
- Cách đầu tư tài chính Forex và những điều bạn không nên bỏ qua
- Cách tham gia sàn giao dịch binance cho người mới
Những nơi để báo cáo các trò gian lận này tại Mỹ, bao gồm:
- FTC
- SEC
- Trao đổi tiền điện tử mà bạn đã dùng để gửi tiền
- FBI về tội phạm đồng tiền điện tử liên quan đến tống tiền
Như vậy, kenhtaichinh.pro đã chia sẻ đến bạn về dấu hiệu để phát một dự án lừa đảo crypto là gì. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thể phát hiện sớm một vụ lừa đảo crypto và ngăn chặn nó xảy ra với mình. Bạn hãy nhớ rằng chỉ có sự cố gắng học hỏi, nâng cao kiến thức không ngừng và có trách nhiệm với mỗi đồng tiền bỏ ra khi đầu tư thì mới giúp bạn có được lợi nhuận bền vững trong thị trường này.